Những điều cần biết về xung đột Hamas-Israel
Ngày 26.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa ra quyết định truy tìm nghi phạm Đ.T.M.D (31 tuổi, ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), để phục vụ điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, cuối tháng 5.2024, Phòng Cảnh sát hình sự tiếp nhận trình báo từ bà Đ.T.B.H (51 tuổi, ở P.Vĩnh Trung - nay là P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), tố cáo bị D. lừa đảo 520 triệu đồng với thủ đoạn chuyển nhượng ki ốt bán hàng tại P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà). Kết quả điều tra xác định, ngày 13.4.2017, D. ký hợp đồng với Công ty Quản lý nhà chung cư (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) để thuê ki ốt 104, diện tích 27,9 m2 tại chung cư Nại Hiên Đông 2 (P.Nại Hiên Đông) để bán hàng.Thời hạn thuê từ ngày 1.4.2017 đến 1.4.2018. Tháng 11.2019, bà Đ.T.B.H cần mua ki ốt để buôn bán nên tìm trên mạng xã hội Facebook thì thấy D. đăng thông tin bán ki ốt. Hai bên thỏa thuận D. bán cho bà H. ki ốt 104 với giá 520 triệu đồng. Ngày 14.12.2019, D. hẹn bà H. đến văn phòng công chứng trên đường Lê Duẩn (P.Tân Chính - nay là P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) để sang nhượng.Tại đây, D. chỉ đưa hợp đồng mua bán điện sử dụng tại ki ốt trên cho bà H. xem. Bà H. thấy nội dung hợp đồng thể hiện D. chỉ thuê ki ốt của Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng nên thắc mắc về tính hợp pháp khi mua bán tài sản thuê của nhà nước.D. trấn an bà H. về việc "mấy cái giấy tờ đó không quan trọng, em sẽ sang tên cho chị sau". Tin tưởng việc D. khẳng định sở hữu ki ốt, bà H. đồng ý đưa cho D. 520 triệu đồng tại văn phòng công chứng.Vợ chồng D. viết giấy chuyển nhượng ki ốt cho bà H., tuy nhiên bà này sử dụng ki ốt được 4 tháng thì bị Trung tâm Quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng thông báo thu hồi vì ki ốt thuộc sở hữu nhà nước. Bà H. đòi tiền nhưng D. nhiều lần hứa hẹn, tìm lý do thoái thác, sau đó bỏ trốn. Phòng Cảnh sát hình sự xác định hành vi của Đ.T.M.D. có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 bộ luật Hình sự, do đó đã ra quyết định truy tìm để xử lý theo quy định pháp luật.Qua vụ việc, Phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo, thời gian qua trên địa bàn xảy ra nhiều vụ người được nhà nước cho thuê căn hộ chung cư, ki ốt, rồi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người có nhu cầu, đã sang nhượng, ủy quyền sử dụng để lừa đảo. Do đó, những người giao dịch các tài sản này cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý để tránh bị chiếm đoạt tài sản.Vụ ‘bác sĩ Khoa’: Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM xử phạt 2 chủ tài khoản
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Có phải giám thị coi thi là... đáng sợ?
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Tối cùng ngày, đêm nhạc trẻ "Phở trong tôi" sẽ diễn ra với những màn trình diễn kết hợp ẩm thực truyền thống và âm nhạc hiện đại truyền tải câu chuyện, hình thành sự phát triển của nghề phở theo dòng thời gian.
Ô tô điện Fiat Topolino siêu nhỏ, ngắn hơn VinFast VF3
Từ sau Triển lãm sách Quảng Tây vào tháng 10.2019, sách Chibooks tiếp tục được trưng bày và bán tại chuỗi nhà sách Tân Hoa (Quảng Tây, Trung Quốc), thành lập từ năm 1937.